Quy trình sản xuất tiêu chuẩn của M-Kitech

Quy trình sản xuất tiêu chuẩn của M-Kitech

 

Thông thường người ta hay bỏ qua công việc xét nghiệm mẫu nước thô trước khi thiết kế một quy trình xử lý, việc này rất quan trọng vì nếu có được kết quả xét nghiệm thành phần các tạp chất trong nước ta sẽ tính toán được chính xác thành phần nguyên liệu và khối lượng nguyên liệu cần thiết để đưa vào xử lý dựa trên nhu cầu nước sử dụng.

Quy trình xử lý nước uống tinh khiết chuẩn của WQA gồm có 9 công đoạn, trong phạm vi bài viết  này chúng tôi xin giới thiệu 5 công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý.

1.     Hệ thống lọc đa năng (Multi media filter)

Thông thường thiết bị này chứa 3 lớp màng nguyên liệu khác nhau, chiều sâu của cả ba lớp khoảng 66cm đến 102cm, lớp trên cùng là than hoạt tính, lớp ở giữa là Calcined Alumim Silicate, lớp cuối cùng là thạch anh. Với đa chức năng như vậy cho phép thiết bị này khử những tạp chất hữu cơ lơ lửng trong nguồn nước – nguyên nhân gây đục và cân bằng độ axit và kiềm (pH) trong giới hạn cho phép.

2.     Hệ thống lọc than hoạt tính (Activated Carbon)

Than hoạt tính đặc biệt hiệu quả trong việc khử mùi, màu do những hợp chất hữu cơ gây ra và đồng thời khử hầu hết lượng dư chất Clorin (THMs) có trong nguồn nước thủy cục. Than hoạt tính đồng thời có khả năng hấp thu rất cao lượng hóa chất nông nghiệp có trong nguồn nước như: Aldicard, Aldrin, Endrin và những chất tẩy rửa như: Percholorocthylene (PCE), Trichlorocthylene (TCE) và Benzen.

3.     Hệ thống làm mềm nước (Softner)

Trước tiên để  hiểu thêm thế nào là “nước mềm” và “nước cứng”.

* Nước cứng (Hardness water) dùng phương pháp hóa để đo lượng Calcium bicarbonate và magnesium bicarbonate hiện diện trong mẫu nước, cộng hai chất lại với nhau ta có tổng cộng độ cứng được tính bằng mg/l hoặc ppm, tuy nhiên để xác định mức độ như thế nào thì gọi là nước cứng. Hiệp hội chất lượng nước Hoa Kỳ WQA quy định tiêu chuẩn như sau: nước cứng (Hardness water) từ 180mg/l (ppm) tổng hợp calcium và magnesium trở lên.

* Nước mềm (soft water) bằng hoặc thấp hơn 170 ppm tổng lượng calcium và magnesium. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay được ứng dụng trong việc xử lý nước đóng chai là sử dụng hạt nhựa trao đổi làm mềm (Cation exchange softening) và tái sinh bằng muối thường (NaCl).

Cũng như thiết bị lọc đa năng, thiết bị làm mềm nước cũng phải được tính toán thật chính xác tổng chất rắn hòa tan (TDS) Calcium bicarbonate và magnesium bicarbonate trong mẫu nước và công suất sử dụng ta sẽ có được khối lượng hạt nhựa cần thiết để xử lý và lượng muối vừa đủ để tái sinh giúp chất lượng nguồn nước luôn ổn định.

san xuat nuoc uong dong chai

4.     Hệ thống thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)

Đây là thiết bị chiếm vai trò quan trọng nhất và mang tính năng bắt buộc trong quy trình xử lý nước uống đóng chai. Vì tính năng thẩm thấu cho nên nguồn nước được đưa vào màng với áp suất cao trung bình là 150psi cho phép loại bỏ đến 99,9% muối và chất nhiễm rắn, loại bỏ hầu như hoàn toàn vi khuẩn ở 0,0001 microns. Về nguyên tắc nguồn nước khi qua R.O là có thể đạt tiêu chuẩn uống được. Tuy nhiên nguồn nước theo dây chuyền sẽ được dẫn vào bồn chứa trước khi Fill vào bình để sử dụng, giai đoạn này dễ phát sinh vi khuẩn do đường ống dẫn và nguồn nước tiếp cận với không khí trước khi vào bồn.

May loc nuoc uong tinh khiet RO

5.     Sát khuẩn bằng công nghệ Ozone (O3) và Đèn cực tím (U.V)

Ozone được xem như một công cụ không thể thiếu trong diệt khuẩn và ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm của vi khuẩn với ưu điển là chất oxy hóa nhanh và mạnh nhất hiện nay.

Hiện nay Ozone diệt khẩn nhanh hơn Clorin 3.100 lần và mạnh hơn 1.000. Ozone không tồn tại ổn định trong nước, nó phân hủy nhanh một nguyên tử oxy khi tiếp xúc với vi khuẩn,sản phẩm phụ còn lại duy nhất của ozone trong nước là oxy nguyên chất.

O3 + H2O   ->   O2 + OH + OH

may khu trung trong nuoc uong tinh khiet

Đèn cực tím (U.V) tạo ra những dòng điện từ với độ bức xạ là 2.537 amgstroms (Ă) giết chết những bào tử, bào nang của vi khuẩn không thể phát triển thành tế bào.

Trong tự nhiên chúng ta thường sử dụng phương pháp truyền thống là nấu nước đun sôi, ở điểm sôi là 100oC, những vi khuẩn hiếu khí như: Ecoli, Samonella… bị tiêu diệt, nhưng không lọc được xác khuẩn, phương pháp đun sôi nước chỉ có thể giải quyết 50% vấn đề vi sinh, nhưng thành phần lý hóa, tạp chất  kim loại, hóa chất, dư lượng, thuốc trừ sâu vẫn là mối quan tâm hiện nay.

Với những công nghệ tiên tiến như: Thẩm thấu ngược, ozone, U.V… được đưa vào ứng dụng cho việc xử lý nước uống đóng chai cho phép chúng ta hoàn toàn an tâm về mặt chất lượng.

Trên thị trường nước uống đóng chai hiện nay tại TP.HCM có khoảng trên dưới 200 nhãn hiệu đang lưu hành, không ít nhà sản xuất vẫn chưa biết và chưa dám đưa công nghệ thẩm thấu và ozone vào ứng dụng. Khách hàng vẫn chịu thiệt thòi khi dùng sản phẩm mà không biết quy trình công nghệ xử lý ra sao? Chất lượng nguồn nước như thế nào?

Công ty M-KITECH là một thành viên của hiệp hội chất lượng nước Hoa Kỳ (WQA) đã và đang đi tiên phong theo mô hình các chi nhánh sản xuất mở. Khách hàng lại mua nước trực tiếp tại các chi nhánh sản xuất hiện tại của công ty trong TP.HCM sẽ được nhân viên hướng dẫn tham quan dây chuyền thiết bị xử lý từ nguồn nước thô đến khâu thành phẩm vô bình. Với mô hình này, khách hàng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của công ty.

Việc thiết lập nhiều chi nhánh sản xuất như vậy, cho phép công ty cắt giảm đáng kể chi phí vận chuyển và trung gian, mang lại lợi ích kinh tế cao cho khách hàng.

Hotline Hotline Hotline 028.38.90.90.90